Top 6 Cổng Casino Trực Tuyến Nổi Tiếng - Game Bài

Bệnh thiên đầu thống do đục thủy tinh thể quá “chín”

            Bệnh Glocom hay dân gian còn gọi là bệnh “Thiên đầu thống”, “Cườm nước”. Đây là bệnh gây mù lòa hàng đầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những tổn thương thị giác do bệnh “Thiên đầu thống” là không hồi phục và gây mù lòa vĩnh viễn.

            Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó, đục thủy tinh thể quá “chín” là một nguyên nhân khá phổ biến và đem lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân. Hàng ngày, tại game bài , cứ 10 bệnh nhân nhập viện do bệnh Glocom thì có khoảng 1-2 bệnh nhân nguyên nhân do đục thủy tinh thể quá “chín”. Và tỉ lệ này tiếp tục tăng cao sau thời kì đại dịch Covid- 19, một phần là do tâm lí sợ dịch nên không đi khám, phần còn lại là do tâm lí chủ quan, bệnh nhân thường nghĩ, “Tuổi già nhìn mờ là chuyện bình thường”. Vậy, nguyên nhân vì đâu mà đục thủy tinh thể quá “chín” lại gây ra bệnh Glocom, hãy cũng bác sĩ tìm hiểu nhé !!!

            1. Quá trình đục thủy tinh thể theo thời gian

            Đục thủy tinh thể biểu hiện bằng tình trạng mất trong suốt của thủy tinh thể, đó là hậu quả của quá trình gồm  nhiều yếu tố như: Gen, mất cân bằng nước điện giải, bất thường trong phân chia trong phân chia các tế bào biểu mô thủy tinh thể và hiện tượng Stress Oxy hóa.

            Đi kèm với sự đục thủy tinh thể là chiều dày của thủy tinh thể cũng tăng dần lên theo tuổi. Khi mới sinh, độ dày thủy tinh thể tại vùng trung tâm khoảng 3,5mm, đến tuổi trường thành tăng lên đến 5mm.

 

            2. Đục thủy tinh thể gây bệnh Glocom như thế nào?

            2.1. Tăng tỉ lệ mắc bệnh Glocom ở những người có cấu trúc mắt có nguy cơ cao mắc Glocom

    Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị Glocom:

  • Viễn thị cao
  • Nhãn cầu bé, tiền phòng nông
  • Gia đình có người từng bị Glocom

Những bệnh nhân trên đều có đặc điểm chung là: kích thước nhãn cầu bé, tiền phòng nông, kích thước thủy tinh thể “to” so với kích thước nhãn cầu. Theo độ tuổi lớn dần, thủy tinh thể sẽ ngày một dày lên, kéo theo nguy cơ khởi phát bệnh Glocom ngày càng cao do sự chèn ép và tắc nghẽn dòng di chuyển của thủy dịch trong nhãn cầu.

Vì vậy, Viễn thị cao và có tiền sử gia đình có người mắc Glocom là yếu tố gợi ý cho bệnh nhân đi khám sàng lọc sớm.

2.2  Gây viêm và Glocom

Khi thủy tinh thể đục quá chín, các protein trọng lượng phân tử cao từ thủy tinh thể sẽ bị dò rỉ qua bao của thủy tinh thể vào tiền phòng, từ đó gây viêm, bít tắc đường thoát thủy dịch của mắt, dẫn đến tăng nhãn áp gây đau nhức dữ dội, nhìn mờ nhiều, kích thích gây buồn nôn và nôn.

2.3 Tăng kích thước to lên bất thường từ đó tắc nghẽn đường đi của thủy dịch

    Thủy tinh thể tăng kích thước bất thường khi ngấm nước, dẫn đến việc tắc nghẽn đường di chuyển của thủy dịch, gây nên Glocom.

             3. Triệu chứng của bệnh thường cấp tính.

  • Đau nhức: Thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, thường ở một bên mắt (5-10% ở cả 2 mắt), đau lan lên nửa đầu cùng bên. Đau mắt cũng có thể khởi phát một cách từ từ, âm ỉ.
  • Nhìn mờ: Nhìn mọi vật như qua màn sương mù, thấy những quầng màu sắc quanh đèn sáng, chói, sợ ánh sáng.
  • Đỏ mắt
  • Toàn thân có thể có các biểu hiện: Nôn, buồn nôn, vã mồ hôi, đôi khi có có rút cơ vùng bụng, tim đập nhanh, loạn nhịp tim…..

            4. Quá trình điều trị rất phức tạp và lâu dài.

            Cơ chế gây bệnh gồm cả quá trình viêm lẫn tắc nghẽn đường thoát nước trong mắt, vậy nên, các bác sĩ sẽ phải điều trị song song cả hai vấn đề là: Giải quyết tình trạng viêm và giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn:

  • Sử dụng các thuốc hạ nhãn áp đường nhỏ và đường uống.
  • Sử dụng các thuốc chống viêm.
  • Giảm đau, an thần.
  • Sau khi các triệu chứng ở mắt tạm yên, các bác sĩ sẽ phải áp dụng các biện pháp nhằm khai thông đường tắc nghẽn thủy dịch trong mắt như: Laser mống mắt chu biên, phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, phẫu thuật lấy thủy tinh thể.

           5. Hậu quả của bệnh rất nặng nề, hiếm khi khôi phục thị giác như trước khi bị bệnh.

            Do việc tăng cao của nhãn áp, thần kinh thị giác của bệnh nhân sẽ bị tổn thương không hồi phục, và nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Mức độ tổn thương thần kinh phụ thuộc vào thời gian tăng nhãn áp, tăng nhãn áp càng lâu ngày thị thần kinh bị tổn thương càng nhiều, và ngược lại. Ngay cả khi điều trị kịp thời, thì chức năng thị giác cũng không được hồi phục hoản toàn.

          6. Cách phát hiện sớm và phòng tránh bệnh

  • Bằng việc khai thác tiền sử gia đình, triệu chứng của bệnh nhân, Bác sỹ sẽ khám, tư vấn về nguy cơ mắc bệnh Glocom trong tương lai của bệnh nhân. Ngoài ra, với sự phát triển ngày càng hiện đại của máy móc, việc đo và khảo sát cấu trúc giải phẫu của mắt trở lên dễ dàng và chính xác hơn bao giờ hết.

Máy IOL Master 700 cho phép chúng ta khảo sát cấu trúc giải phẫu của mắt như: Độ sâu tiền phòng, độ dày thủy tinh thể, chiều dài trục nhãn cầu…

  • Sau tuổi 60, sự phát triển của thủy tinh thể gây tăng nguy cơ bị bệnh Glocom, vì vậy việc đi khám, phát hiện và thay thủy tinh thể sớm khi có chỉ định là biện pháp hữu ích để phòng tránh bệnh Glocom.
  • Bằng phương pháp hiện đại: Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (PHACO), thì việc thay thủy tinh thể trở lên đơn giản, nhanh chóng, không gây đau cho bệnh nhân và thời gian hồi phục nhanh.

BS Chu Việt An

Bài viết liên quan

Thư mời chào giá tư vấn

game bài có kế hoạch thuê đơn vị Tư vấn lập kế …

Trả lời