Top 6 Cổng Casino Trực Tuyến Nổi Tiếng - Game Bài

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY MÙ LÒA THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Đôi mắt là một trong những tài sản quý giá của con người. Những bệnh lý về mắt có thể làm suy giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa đặc biệt là ở người lớn tuổi. Việc trang bị những hiểu biết cơ bản sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm và điều trị ngay từ những giai đoạn đầu tiên.

1. Bệnh đục thủy tinh thể ( cườm khô)

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, bệnh thương gặp ở người trên 50 tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc. Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.

Dấu hiệu nhận biết

– Thị lực giảm: Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thủy tinh thể

– Loá mắt: gặp khó khăn khi nhìn vào ánh sáng chói lóa.

– Giả cận thị: Mắt bị đục thể thuỷ tinh ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

– Nhìn đôi, nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc, nhìn như qua sương mù …tất cả những khó chịu đó được giải thích là do thể thuỷ tinh bị đục đã làm tán xạ các tia sáng đi qua nó.

 Mặt khác, Đục thủy tinh thể thường tiến triển từ từ và không gây đau và cũng không liên quan đến triệu chứng đỏ mắt cũng như các triệu chứng khác trừ phi chúng trở nên quá nặng. Sự thay đổi thị lực nhanh chóng hoặc đau đớn có thể là do một bệnh về mắt khác và cần phải được các bác sĩ nhãn khoa đánh giá một cách cẩn thận.

Thủy tinh thể bình thường     Thủy tinh thể đục

2. Bệnh võng mạc tiểu đường

Võng mạc tiểu đường là tình trạng bệnh lý với các tổn thương xảy ra ở võng mạc do bệnh đái tháo đường gây nên. Đây là  một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa và tỷ lệ bị bệnh tăng nhanh trong những năm gần đây tại nước ta.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây tổn thương ở đáy mắt rất nặng nề như phù hoàng điểm, xuất huyết võng mạc, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc co kéo…dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Dấu hiệu nhận biết

– Giai đoạn đầu (giai đoạn chưa tăng sinh)

Bệnh không có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi khám đáy mắt bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt với phương tiện chuyên dụng như chụp đáy mắt huỳnh quang, chụp cắt lớp võng mạc (OCT),… mới có thể phát hiện những tổn thương đáy mắt như vi phình mạch, xuất huyết, thiếu máu cục bộ võng mạc,… Chính vì vậy tất cả bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đều cần được kiểm soát đường huyết tốt và khám  mắt định kỳ (3 tháng/ lần) để phát hiện bệnh sớm.

– Giai đoạn muộn (giai đoạn tăng sinh) khi đã có tổn thương đáy mắt nặng nề: người bệnh thấy giảm thị lực, khuyết tầm nhìn, thấy hình tối bất thường trước mắt, thậm chí mất thị lực. Khám thấy phù hoàng điểm, xuất tiết võng mạc, tân mạch, xuất huyết võng mạc – dịch kính, tổn thương thần kinh thị giác,… ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.

Phù hoàng điểm dạng nangXuất tiết, vi phình mạch trong bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn chưa tăng sinh
  1. Bệnh thoái hóa điểm vàng

Bệnh thoái hóa điểm vàng (hay thoái hóa hoàng điểm tuổi già) xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi, tuy nhiên, bệnh diễn biến rất chậm và âm thầm nên khi phát hiện muộn sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, từ đó dẫn đến nguy cơ mù lòa. Thoái hóa điểm vàng có hai thể bệnh: Thể khô và thể ướt.

          Dấu hiệu nhận biết:

– Giảm thị lực: có thể từ từ sau 10 – 15 năm đối với thoái hóa điểm vàng thể khô. Hoặc giảm nhanh, trầm trọng trong thoái hóa điểm vàng thể ướt.

Hội chứng hoàng điểm:

– Nhìn hình như bị thu nhỏ lại, cong  queo méo mó

– Có ám điểm trung tâm

– Rối loạn thị lực màu: nhìn vật thấy màu vàng, thay đổi định khu về màu sắc (trục trắng  xám)

– Lóa mắt, song thị một mắt. Đôi khi hội chứng hoàng điểm rất kín đáo, phải làm khám nghiệm Amsler và test sắc giác mới phát hiện được.

Bệnh không gây đỏ mắt, cộm, đau mắt

Thoái hóa hoàng điểm thể khô: Drusen võng mạc

Thoái hóa hoàng điểm thể ướt: Xuất tiết, xuất huyết, Drusen võng mạc

  1. Bệnh Glocoma (thiên đầu thống)

Tăng nhãn áp Glocoma (thiên đầu thống) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, biểu hiện đặc trưng bởi tổn hại thị trường, lõm teo đĩa thị và liên quan đến tình trạng nhãn áp cao.

Thông thường, Bệnh dễ bộc phát ở những người trên 40 tuổi, những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và những người có người thân mắc bệnh Glaucoma, viễn thị, mắt có tiền căn chấn thương hoặc phẫu thuật mắt, đây là căn bệnh về mắt đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) là nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Dấu hiệu nhận biết:

+ với Glocoma góc đóng cơn cấp

Mắt đau nhức đột ngột, dữ dội, đau lan lên đỉnh đầu.

Nhãn cầu căng cứng như hòn bi.

Mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

Thị lực bệnh nhân giảm nhanh thậm chí mất hẳn, nhìn mờ như qua màn sương, nhìn vào các vật phát sáng thấy có quầng xanh đỏ.

Triệu chứng toàn thân: có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi

+ Với thể bệnh Glocoma góc mở, Glocoma mạn tính, Glocom nhãn áp không cao, bệnh thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, khi người bệnh phát hiện thì thường đã bước vào giai đoạn nặng, tổn thương thần kinh thị giác, giảm thị lực trầm trọng.

Thu hẹp thị trường trong bệnh Glocoma, giai đoạn nặng bệnh nhân chỉ còn thị trường hình ống

Các biện pháp chăm sóc, rèn luyện để bảo vệ đôi mắt

Những căn bệnh này tuy nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả nếu biết cách chăm sóc mắt mỗi ngày.

– Chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung vitamin, các khoáng chất như kẽm, Lutein và axit béo Omega-3 từ trứng, thịt, cá cũng rất quan trọng để cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại những tác nhân gây hại cho đôi mắt.

– Luôn đeo kính mát khi hoạt động ngoài trời nắng. Mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể, bỏng giác mạc,  tổn thương hoàng điểm…

– Rèn luyện và duy trì chế độ sinh hoạt điều độ. Việc ngủ đủ 8 tiếng một ngày giúp mắt không bị khô, mờ, mỏi mắt. Không quên chớp mắt thường xuyên để duy trì độ ẩm tự nhiên. Cần tạo thói quen để mắt được nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút tập trung làm việc máy tính, điện thoại.

– Khám mắt định kỳ mỗi 3-6 tháng giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về mắt, đặc biệt là với những người bệnh có bệnh lý nền. Kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân gây ảnh hướng đến mắt như đái tháo đường, tăng huyết áp… Việc điều trị sớm sẽ giúp giảm tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt.

Máy chụp cắt lớp võng mạc CIRRUS HD – OCT 5000 và máy chụp ảnh màu đáy mắt VISUCAM 500 giúp khảo sát võng mạc, phát hiện sớm các tổn thương đáy mắt, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh, hiện đang được sử dụng tại game bài .

 

 

Bài viết liên quan

Tháng hành động quốc gia về Dân số và Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12

Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam góp …

Trả lời